Tổng hợp những thương hiệu sản xuất bàn phím máy tính hàng đầu thế giới (cập nhật năm 2021) (Phần 2)

Công nghệ - 04/05/2021

(Xem lại Phần 1)

9/ WOOTING

Wooting Keyboards · GitHub

Wooting One là một thương hiệu bàn phím analog quang học do bộ ba kỹ sư công nghệ cao Hà Lan hợp tác và làm ra. Đây không phải là một cái tên quen thuộc, nhưng chắc chắn là một nhãn hiệu bàn phím cơ cực kỳ ấn tượng và khác biệt. Wooting One có giá khá cao tầm 140 USD (khi mua từ trang web của Wooting One hoặc qua Amazon, NewEgg). Wooting cũng chính là người tiên phong cho dòng bàn phím analog. Đây là kiểu bàn phím không dùng các switch cơ học mà sẽ dùng một bo mạch chủ, được phủ cảm biến quang học. Các ký tự được nhận dạng dựa vào khoảng cách giữa cảm biến và phần base của switch Flaretech.

Amazon.com: WOOTING ONE Clicky‍‍‍55‍‍‍ Blue Analog RGB TKL ...

Điểm đặc biệt của công nghệ này là các switch dùng trong bàn phím Wooting One không có linh kiện điện tử và cũng không có tương tác trực tiếp nào với phần cứng còn lại. Nên bàn phím Wooting one hầu như có tuổi thọ tuyệt đối, chống ẩm, chống bụi siêu tốt, hơn rất nhiều lần so với các bàn phím cơ học đang có trên thị trường. Tốc độ gõ phím thì cực nhanh và nhạy, độ phản hồi phím có thể so sánh với tốc độ ánh sáng. Đây là loại bàn phím hỗ trợ tốc độ gõ nhanh nhất của loài người cho tới thời điểm hiện tại.

10/ KEYCHRON

Keychron Logo - iPhoneMod

Nắm bắt nhu cầu ngày càng đa dạng, đòi hỏi nhiều tiện ích tích hợp hơn nhưng với một giá thành mềm hơn với các bàn phím cơ, Keychron, một start-up công nghệ đã thống nhất con đường kinh doanh và bắt tay vào sản xuất hàng loạt những mẫu bàn phím cơ độc đáo thu hút rất đông người dùng trong vài năm gần đây.

Điểm nổi bật của các sản phẩm bàn phím Keychron nằm ở khả năng biến hóa khôn lường với giá cả rất phải chăng. Chúng có khả năng kết nối đa dạng, hình dáng rất bắt mắt, đa phần theo hướng retro và tối giản nhưng rất tinh tế, mỗi đường nét đều có sự trau chuốt kỹ. Thời lượng pin khủng và hầu hết các tính năng game căn bản đều làm tốt. Tất cả bàn phím Keychron đều dùng switch Gateron, có độ bền, hiệu suất và cảm giác gõ rất tốt, là một trong hai thương hiệu switch clones lớn nhất hiện nay (bên cạnh Kailh).

11/ HP (Hewlett-Packard)

HP Logo | Hp logo, Logo branding, Hewlett packard

HP được thành lập ngày 1/1/1939 tại bang tại bang California, Palo Alto, Mỹ. HP là tên viết tắt quen thuộc của Hewlett-Packard, tập đoàn đứng top trong các tập đoàn công nghệ lớn nhất thông tin thế giới tính theo doanh thu hàng đầu.

HP gây dựng bởi Bill Hewlett và Dave Packard được thành lập từ các công sự tốt nghiệp Đại học Stanford, hình thức ban đầu của công ty là sản xuất đo lường công cụ và kiểm định đầu tư với nguồn vốn khá khiêm tốn. Sau hàng loạt các dự án mở rộng kinh doanh, đến năm 2006, tổng doanh thu của HP đạt 9.4 tỉ đô la, vươn lên chính thức vị trí số 1 trong các công nghệ thông tin trên toàn nước Mỹ. HP hiện nay đã là cái tên vô cùng nghiêm túc và nổi tiếng trên phạm vi toàn cầu với đa dạng các dòng sản phẩm như: máy tính bàn, laptop, máy ảnh kỹ thuật số, máy in, máy scan… và tất nhiên không thể thiếu các dòng bàn phím mang tính tiện lợi hữu dụng cao.

Nói riêng về mảng bàn phím, ban đầu để phát huy thế mạnh của mình, HP đã làm ra các bàn phím thường (membrane). Ưu điểm của dòng bàn phím màng HP chính là ở kiểu dáng hiện đại, kích thước trọng lượng gọn nhẹ, chất lượng bền và tích hợp nhiều tiện ích. Giá thành rất linh động, từ thấp tới cao đều có đủ. Vài năm gần đây, HP lấn sân thành công sang thị trường bàn phím cơ, với một số những model đã gây được ấn tượng tốt nơi người dùng như: HP Pavilion Gaming Keyboard 500, HP-Omen Sequencer gaming optical keyboard…

12/ WASD

 

WASD là một thương hiệu thú vị trong thị trường phím cơ. Cũng giống như Keychron, đây là thương hiệu bàn phím cơ từ các start-up chung đam mê và hoài bão. WASD được thành lập năm 2011 và lúc đó làm ra các bộ keycap và một số chi tiết customize cho sở thích tự build bàn phím của nhóm. Sau đó hãng liên tục mở rộng thị trường và lấn sân thành công qua mảng bàn phím cơ trọn bộ.

Điểm thú vị trên các bàn phím WASD là khả năng tùy chỉnh và tùy biến rất đa dạng. Hiện có các dòng chính sau:

  • rn
  • Ký hiệu WASD xxx:  custom mechanical keyboard có độ tùy chỉnh rất cao, tương thích với hầu hết các switch và keycap trên thị trường.
  • rn
  • Ký hiệu CODE Vxxx: dùng switch Cherry MX, thường có màu trắng, đen kinh điển, kiểu dáng chỉnh chu nghiêm túc, chất lượng và cảm giác gõ rất cao. Một nhánh nhỏ trong dòng này là dùng switch Zealio, sản phẩm hợp tác của Gateron và Zealios cũng cho cảm giác gõ rất đặc biệt và hay ho.
  • rn
  • Ký hiệu WASD – Keydouble shot xxx: là các bàn phím có bộ keycap đa dạng, biến tấu nhiều về màu sắc và cách phối màu. Đây là dòng được nhiều người ưa chuộng nhất của hãng. Thiết kế của các bàn phím trong đây thường theo phong cách retro và tối giản nhưng chơi màu rất cá tính.
  • rn
  • Dòng WASD barebone keyboard: là bàn phím trơ chỉ mới có switch, chưa có keycap, chuyên dành cho anh em có sở thích tùy chỉnh keycap rất tiện dụng.
  • rn
  • Ngoài ra còn có các dòng bàn phím LED đơn sắc và LED RGB cũng khá nổi tiếng.
  • rn

13/ UNICOMP

 

Unicomp, một lão làng quen thuộc, là hãng chuyên sản xuất bàn phím máy tính và phụ kiện bàn phím, có trụ sở đặt tại Mỹ. Được thành lập rất sớm, từ những năm 1996. Trước đó, hãng vốn có tên là Lexmark International, là third party chuyên sản xuất dòng bàn phím Model M buckling-spring keyboards cho IBM. Khi IBM quyết định khai tử dòng bàn phím lừng lẫy một thời này thì Lexmark rơi vào tình trạng bế tắc. Trong thời khắc quyết định đó, nhà lãnh đạo đã quyết định một cú chuyển mình mang tính cách mạng, chuyển 180 độ từ bàn phím buckling-spring sang thử nghiệm và sản xuất các dòng bàn phím vòm cao su kém bền hơn có xuất nguồn từ châu Á.

Song song đó. Vì không muốn chứng kiến các sản phẩm bàn phím buckling-spring, dòng bàn phím kinh điển là cảm hứng của hầu hết các bàn phím sau này, và được cho là có chất lượng gõ tốt nhất từ đó tới giờ, rơi vảo cảnh “tuyệt chủng”, nên một nhóm các cựu nhân viên của Lexmark và IBM đã phối hợp cùng nhau mua giấy phép của dòng bàn phím IBM này thành công, và đến năm 1996, tái thiết lập một doanh nghiệp mới đặt tên là Unicomp.

Cho tới tận ngày nay, Unicomp vẫn luôn trung thành với định hướng ban đầu của mình là gắn liền với dòng bàn phím cơ unique buckling-spring. Không phải ai cũng biết đến các kiểu bàn phím này, nhưng dân trong giới thì xem chúng như một tượng đài không ai đánh đổ được. Các dòng bàn phím điển hình của Unicomp gồm:

  • rn
  • Classic 101: là các mẫu bàn phím biến thể của Model M trước đây chỉ khác ở phần vỏ màu đen, phím màu xám nhạ và kết nối USB.
  • rn
  • Ultra Classic: là bản nhẹ và nhỏ hơn của Classic.
  • rn

Ngoài ra hãng còn sản xuất ra các phụ kiện đi kèm như các keycap bộ và keycap lẻ chỉ riêng cho các bàn phím Model M và bàn phím mang nhãn Unicomp, cùng với dịch vụ cung cấp và sửa chữa các bàn phím buckling-spring độc quyền trên thế giới. Sản phẩm của Unicomp không nhiều nhưng rất chất và chọn lọc, giá tầm 100 USD/ chiếc, người dùng có thể đặt mua trực tiếp qua trang web của hãng hoặc các nhóm mua online.

14/ DAS KEYBOARD

Das Keyboard Mechanical Keyboard Blog - Learn about keyboards ...

DAS keyboard là một thương hiệu bàn phím cơ ưu tú trên thị trường, là dòng sản phẩm “đẻ trứng vàng” của Metadot Corporation (Texas – Hoa Kỳ). Tất cả các bàn phím DAS keyboard đều dùng switch Cherry và Greetech. Tuy thời gian ra mắt không quá lâu như nhiều hãng bàn phím “cụ” khác, nhưng Das keyboard có thể nói đã trải qua quá trình tự vận động và nhiều thời kỳ model khá đa dạng và thú vị:

  • rn
  • Lần ra mắt đầu tiên là vào 2005 với kiểu bàn phím lấy cảm hứng từ Model M cổ điển của IBM. Nhưng với cải tiến hay là mỗi phím có thể điều chỉnh lực bấm riêng, nặng nhẹ khác nhau tùy người dùng.
  • rn
  • Đến 2008, DAS keyboard giới thiệu hai model Ultimate và Professional. Hai kiểu bàn phím cơ này cũng không tạo được dấu ấn đặc biệt nào trên thị trường, từ kiểu dáng, cảm giác gõ, chất lượng build đến kiểu kết nối.
  • rn
  • Nhưng 2009 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của DAS keyboard với sự ra mắt của Das Keyboard Model S. Với nhiều cải tiến vược bậc, không còn dấu vết của những nhược điểm trước đây. Model S cho cảm giác gõ hoàn thiện với bộ switch Cherry MX, bộ keycap ABS cao cấp có độ nhám cao để tạo độ tương tự với chất liệu PBT nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất và giá thành. Đặc biệt Das model S có núm tròn điều khiển media vô cùng tiện lợi. Đây là một trong những điểm hút của model bàn phím này.
  • rn
  • Dòng DAS keyboard 4 được giới thiệu vào 2014 với nhiều thay đổi về thiết kế và cấu trúc, nhưng nhìn chung vẫn chưa qua được model S.
  • rn
  • Năm 2015, để tạo dấu ấn riêng đồng thời tăng hiệu suất cũng như giảm giá thành sản phẩm, DAS đã quyết định cho ra mắt dòng bàn phím mới với các switch nhái Cherry của chính mình, mang tên Greetech. Các dòng mới này gây ra nhiều tranh cãi về chất lượng và cảm giác bấm thực tế, nhiều người cho rằng đây là bản sao không hoàn thiện của Cherry switch và đã phần nào ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của DAS keyboard.
  • rn
  • Đến 2016, hãng quyết định dừng loạt bàn phím switch Greetech quay trở lại với Cherry switch và tiếp tục cải tiến để cho ra các sản phẩm mới trong tương lai.
  • rn

15/ APPLE

Apple logo meaning - Design, History and evolution

Thương hiệu “Táo cắn dở” thì trên thế giới không ai không biết, từ người già đến trẻ con. Apple ngoài các sản phẩm công nghệ điện tử cao cấp, còn có một mảng khá hay ho: sản xuất bàn phím máy tính. Qua vài thời chuyển đổi, có lẽ trọng tâm đang được đặt đúng chỗ và mọi tâm sức dồn hết cho mảng thiết bị thông minh, nên các nhánh thiết bị ngoại vi được thu gọn lại đơn giản nhất có thể. Tuy vậy vẫn mang lại doanh thu khủng cho Apple và rất được lòng người dùng. Hiện nay Apple chỉ bán 3 kiểu bàn phím dùng kết nối Bluetooth:

  • rn
  • Magic keyboard (chỉ có màu silver)
  • rn
  • Magic Keyboard with Numeric Keypad (màu silver và màu xám)
  • rn
  • Và một mẫu bàn phím màu xám và bạc dùng trên Mac Pro
  • rn

Cả ba mẫu bàn phím này đều chung đặc điểm là: dùng khung nhôm, thiết kể chuẩn đặc trưng của Mac, cấu hình thấp thích hợp dùng kèm với laptop hoặc Ipad, kết nối bluetooth và đơn sắc không cầu kỳ trong hình dáng cả tính năng.

16/ THERMALTAKE

Thermaltake technology là công ty Đài Loan và có luôn tổng hành dinh tại California – Mỹ được thành lập năm 1996. Hãng chuyên sản xuất phần cứng và thiết bị ngoại vi. Sản phẩm của hãng bao gồm: vỏ máy tính, bộ nguồn, tản nhiệt, bàn phím eSport/ streaming, chuột chơi game…

Nói riêng về bàn phím Thermaltake. Người dùng đại chúng có thể chưa quen với tên thương hiệu này, nhưng gamer thì không ai là không biết. Các bàn phím Thermaltake được xem như “lính đặc chủng” trong giới chơi game. Đây là các bàn phím cơ được làm ra với mục đích chuyên dụng dành chơi game eSport. Vì vậy dù là model nào, chúng cũng đều sở hữu một loạt các đặc tính riêng rất mạnh mẽ và đầy năng lượng:

  • rn
  • Thiết kế: kết hợp cả vẻ hào nhoáng với sự vững chãi, đơn giản nhưng hiện đại và rất cá tính, rất cool ngầu như kiểu tên thương hiệu.
  • rn
  • Đèn nền RGB triệu màu siêu rực rỡ và tòa nguồn sáng mạnh, rõ ràng.
  • rn
  • Bộ keycap ấn tượng, với chất liệu PBT cao cấp in doubleshot, phím đặc biệt có độ dày rất cao so với bàn phím thông thường tạo độ chắc nịch tuyệt đối nâng tầm cảm giác bấm lên nhiều lần.
  • rn
  • Tất cả dùng switch Cherry với nhiều tuỳ chọn cho mỗi model.
  • rn
  • Sở hữu tất cả tính năng chuyên game từ mức chuyên nghiệp thường thấy như NKRO, anti-ghosting, macro từng phím, điều khiển đa phương tiện… và cả những chức năng eSport cao cấp “over the top” như điều khiển bằng giọng nói, đồng bộ với Amazon Alexa…
  • rn
  • Giá khá cao tầm 3 triệu hơn một chiếc.
  • rn

(Xem lại Phần 3)

0 bình luận, đánh giá về Tổng hợp những thương hiệu sản xuất bàn phím máy tính hàng đầu thế giới (cập nhật năm 2021) (Phần 2)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03014 sec| 2507.398 kb