So sánh 2 chiếc bàn phím cơ giá rẻ DareU EK145 và EDra EK3087

Công nghệ - 29/05/2021

Chào các bạn hôm nay mình sẽ so sánh 2 chiếc bàn phím cơ: DareU EK145 và E-Dra EK3087 dành cho những bạn nào đang tìm kiếm những chiếc bàn phím cơ giá rẻ chỉ dưới 1 triệu đồng hoặc là đang phân vân giữa 2 chiếc bàn phím này, không biết chọn cái nào thì hôm nay mình sẽ giúp bạn điều đó nhé! Mình sẽ đánh giá từng con một sau đó mới nêu cảm nhận cá nhân nhé! Bắt đầu với bàn phím đầu tiên thôi!

MỞ HỘP

1. DAREU EK145 

Chiếc bàn phím cơ Dareu EK145 này layout fullsize, được thiết kế mặt case làm bằng kim loại và còn được sơn cả tĩnh điện tạo cho bàn phím khá là chắn. Các ký tự trên bàn phím in đơn giản rõ nét. Vỏ còn được in cong phần trên dưới tạo cái nhìn bắt mắt và khác biệt hơn so với những bàn phím Dareu trước.

Bàn phím này được Dareu sử dụng switch độc quyền riêng của mình có tên là “D switch”, switch này có tuổi thọ lên đến 50 triệu lần nhấn, khá là bền bỉ. D switch tương tự như Outemu hay Cherry, nó có 3 loại switch là Blue/Brown/Red.

Mặc dù là bàn phím phân khúc giá rẻ nhưng Dareu EK145 sở hữu cho mình keycap doubleshot

Mặt sau được thiết kế đơn giản như những chiếc bàn phím trước, chỉ có chân kê thường và 2 feet cao su. Phần dây nối là dây cao su nối liền, không tháo rời.

Về phần đèn led được chạy theo kiểu Rainbow là các màu chia ra thành 7 màu trên bàn phím và chạy liên tục từ trái qua phải. Các hiệu ứng LED được tích hợp sẵn ngay trong phím mà không cần phải thông qua phần mềm nào để chỉnh, bạn chỉ cần thay đổi qua tổ hợp phím FN + F, rất đơn giản và tiện lợi

 

2. EK 3087

Tiếp theo là bàn phím cơ đến từ thương hiệu E-Dra có tên là EK3087. Chiếc bàn phím này được thiết kế nhỏ gọn với layout Tenkeyless. Vỏ ngoài được thiết kế bằng kim loại trắng chứ không phải đen nhám như bàn phím kia nên trông bàn phím sáng và đẹp hơn hẳn.

E-Dra cũng sử dụng một switch quen thuộc như những dòng bàn phím trước đó của E-Dra đó là Outemu switch, khá là quen thuộc với các bạn rồi. Với tuổi thọ cũng lên đến 50 triệu lần nhấn và 3 loại switch Blue/Brown/Red

Bàn phím rất tiện dụng khi các dãy phím được tích hợp các chức năng trên các phím thông thường. Các bạn có thể sử dụng nhanh những tổ hợp phím nóng trên bàn phím: tăng/giảm âm lượng, khóa phím, tạm dừng, mute…

Bàn phím E-Dra đặc biệt ở chỗ là luôn luôn cho thêm feet cao su ở phần chân kê, khiến cho bàn phím trở nên chắc chắn hơn, mà 4 feet cao su ở mặt sau này cũng khá là dày nữa. Ngoài ra thì còn có rãnh đi dây bàn phím giúp cho phần dây nối được gọn gàng hơn.

Hầu như ở những phân khúc giá rẻ thì phần dây nối thường là những dây cao su chứ không phải là loại dây dù. Quan điểm của mình từ trước giờ là không thích dây cao su lắm vì khá là cứng và dễ hỏng.  

EK3087 này cũng có đèn led nhưng không phải là RGB như EK145 mà chỉ là những đèn led đơn và led đơn được sử dụng với 2 màu đó là xanh và đỏ.

CẢM NHẬN THỰC TẾ

E-Dra EK3087 tuy cảm giác kim loại này sờ khá là mịn, mát, cảm giác là lạ khá là thích nhưng điểm trừ cho cái kim loại này mà không được sơn tĩnh điện đó chính là bị tê giật. Nếu nhà bạn không được cách điện hoặc bỗng một hôm đi chân đất mà chạm vào bạn phím thôi là cảm giác sẽ bị tê tê ở tay ngay.

Layout của 2 phím thì mình sẽ nghiêng về EK3087 hơn vì khá là nhỏ gọn và tiện lợi, không bị tốn diện tích, layout fullsize như EK145 sẽ thuận tiện hơn nếu bạn dùng phím số như chơi game Audition 8K

Hôm nay ở đây mình đang có cả 2 bàn phím đều là Brown switch, dành cho những bạn thích có tiếng một chút nhưng không quá ồn thì nên chọn Brown.

Còn Blue switch sẽ dành cho những bạn nào thích tiếng click click, tiếng đanh trên phím nhưng nhớ là đừng dùng ở trong môi trường văn phòng hay ở chơi đêm khuya mà có người ở chung nhà nhé. Red switch thì sẽ dành cho những người hay chơi đêm khuya mà sợ bị ảnh hưởng người bên cạnh hay môi trường yên tĩnh văn phòng tha hồ mà gõ văn bản, chơi game.

Cảm giác khi gõ 2 chiếc bàn phím này cũng gần giống nhau, đều có độ nảy riêng và tốc độ phím nhận cũng rất là nhanh nhưng cảm nhận cá nhân của mình thì thấy ở Outemu switch đem lại cảm giác đầm tay hơn là D switch.

Phần đèn led thì với những bạn thích chơi led nhiều tất nhiên sẽ chọn 1 chiếc bàn phím có đèn led chạy triệu triệu dải màu hơn là chọn 1 chiếc bàn phím kiểu led đơn. Nhưng mình là một người đơn giản không thích đèn màu mè, đặc sắc lắm, nên cái gì càng đơn giản mình sẽ lại càng chọn.

Còn một điểm cộng khác nữa cho cả 2 chiếc bàn phím này, đó là phần phụ kiện đi kèm, mặc dù là bàn phím giá rẻ nhưng họ không quên cho người dùng một chiếc key puller nhỏ nhỏ xinh xinh để gắp phím, vệ sinh bàn phím hàng ngày. Mình rất thích những chiếc bàn phím nào mà chủ động, quan tâm tới người dùng từng chi tiết nhỏ, thực ra cái key puller này ra ngoài hàng mua là có đầy nhưng chẳng qua là mình lười nên có thì dùng luôn chứ không thích chạy ra ngoài mua ^_^

 

KẾT LUẬN

  • Với 2 lựa chọn về chiếc bàn phím cơ riêng biệt trong phân khúc giá rẻ dưới 1 triệu đồng, 2 bàn phím có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy theo sở thích mỗi người để lựa chọn và qua những đánh giá trên sẽ phần nào giúp cho các bạn dễ dàng lựa chọn hơn đúng không nào?
0 bình luận, đánh giá về So sánh 2 chiếc bàn phím cơ giá rẻ DareU EK145 và EDra EK3087

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.02997 sec| 2467.641 kb