Cùng đếm số keycap theo cỡ và theo hàng trên layout ANSI và ISO

Công nghệ - 04/05/2021

Không biết mọi người thế nào. chứ còn mình thì từ hồi bước chân vào thế giới bàn phím cơ tới giờ, vẫn một lòng trung thành với các profile truyền thống kinh điển không thể kinh điển hơn.

Nói qua một chút trước khi vào vấn đề chính. Hiện nay có lẽ dạng profile keycap phổ biến nhất vẫn là các profile sculpted. Nghĩ là mỗi hàng keycap có hình dạng đều hơi khác nhau một chút tùy vào tần suất dùng của các hàng phím. Bố cục như vầy giúp chiếc bàn phím cơ vừa hiện đại, dễ gây ấn tượng thẩm mỹ tốt, lại vừa nâng tầm công thái học lên vì giúp phân bổ lại các lực bấm cho đầu ngón tay hiệu quả hơn.

Và với ai vẫn đang loay hoay với các kiểu profile thì trong bài này mình sẽ chia sẻ một chút về số lượng phím trong các hàng của các dạng profile phổ biến hiện nay. Để anh em nào đang có ý định sưu tầm keycap có thể cân nhắc và hiểu thêm về độ tương thích của các profile với nhau.

Khác biệt giữa hai nhóm profile: sculpted vs uniform profile

Khác với sculpted profile, uniform profile có nghĩa là các hàng phím đều có định dạng giống nhau, chỉ khác nhau ở độ nghiêng và khoảng cách giữa các phím. Nếu bạn đang dùm uniform profile, cụ thể là gồm các kiểu con DSA, XDA hoặc G20 thì cứ thoải mái yên tâm là chúng tương thích hoàn toàn với nhau. Điểm khác biệt duy nhất chỉ là phần ký tự mặt trên của các phím, mà cái này là một chuyện khác nữa, mình không bàn tới ở đây.

Còn với các Sculpted profile thì vì mỗi kiểu con có các dạng phím trong từng hàng đều khác nhau nên phải xác định rõ dạng mình đang dùng là dạng gì và tốt nhất là tìm mua keycap có cùng profile con giốn vậy, thì sẽ đảm bảo tương thích 100%, còn lại thì có thể mua để thử nghiệm hên xui.

Fullsize và số lượng phím tương ứng

Có bao giờ bạn tự hỏi trên một chiếc bàn phím cơ chuẩn mực fullsize sẽ gồm bao nhiêu phím không? Và nếu mình muốn tự ráp một chiếc bàn phím thì mình cần phải mua bao nhiêu phím, với kích cỡ chi tiết thế nào?

Chiếc bàn phím cơ đã trở nên quen thuộc tới mức ngồi vào là bấm, thậm chí không suy nghĩ hoặc không nhìn tới các ký tự. Nên nghiễm nhiên ta quên mất việc quan sát một chiếc bàn phím thật kỹ sẽ giúp mình có nhiều lợi thế hơn khi sau này muốn tự build một chiếc. Để rút ngắn thời gian thống kê thì mình mạn phép thay mặt anh em tổng hợp lại các số lượng phím của hai layout tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng sẽ giúp ít nhiều trong công việc build bàn phím cơ của cả nhà.

Ok tiếp theo mục trên, sau khi đã có các phím và hàng phím rồi thì đến một phần quan trọng tiếp theo là cách mình sẽ layout toàn bộ phím trên bàn phím cơ như thế nào. Có nhiều dạng layout bàn phím cơ khác nhau tùy theo khu vực địa lý, chọn cái nào cũng là sở thích của mỗi người.

Phổ biến nhất trong cỡ fullsize hiện nay là các layout: ANSI (khu vực châu Mỹ) 104, ISO (châu Âu) 105 và JIS (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) 109.

Sự khác nhau giữa các bàn phím fullsize theo các layout này được thể hiện trong hình bên dưới.

ANSI 104

Bố cục bàn phím ANSI 104 gồm các keycap cụ thể cùng kích thước tương ứng sau ( Lưu ý đây là kích thước của bàn phím cơ fullsize chuẩn, không phải bàn phím custom ngẫu hứng)

 

Dòng Số lượng phím & kích thước
1 (Phím chức năng Fn và phím số) 1u × 36
2u × 1
2 (Tab, dòng các phím alpha trên cùng) 1u × 18
1.5u × 2
3 (Caps lock, dòng các phím alpha giữa) 1u × 11
1u với dấu gạch ngang × 2
1u với dấu chấm × 1
1.75u × 1
2.25u × 1
4 (Shift, dòng các phím alpha dưới dùng, dòng phím Space ) 1u × 18
1.25u × 7
2u × 1
2.25u × 1
2.75u × 1
6.25u × 1
Other 2u × 2 Numpad Plus và Numpad Enter

Thống kê lại thì tổng số phím là 104 và trong đó gồm:

  • 1u × 83
  • 1u with homing dash × 2
  • 1u with homing dot × 1
  • 1.25u × 7
  • 1.5u × 2
  • 1.75u × 1
  • 2u × 4
  • 2.25u × 2
  • 2.75u × 1
  • 6.25u × 1

ISO 105

So với bố cục ANSI ở trên thì bố cục ISO (phổ biến hơn ở châu Âu) có phím Enter lớn hơn và các phím đánh dấu màu tím cũng khác so với ANSi.

Bàn phím ISO 105 layout sẽ bao gồm các keycap theo hàng và có kích thước cụ thể sau:

Hàng Số lượng keycap và kích thước
1 (Hàng phím Fn và phím số) 1u × 36
2u × 1
2 (Tab, hàng phím alpha trên cùng) 1u × 18
1.5u × 1
3 (Caps lock, hàng phím alpha giữa) 1u × 12
1u với dấu gạch ngang × 2
1u với dấu chấm × 1
1.75u × 1
4 (Shift, hàng phím alpha dưới cùng, Space row) 1u × 19
1.25u × 8
2u × 1
2.75u × 1
6.25u × 1
Other 2u × 2 Numpad Plus và Numpad Enter, 1 × Nút Enter lớn

Tổng cộng gồm 105 phím với kích thước và số lượng tổng là:

  • 1u × 85
  • 1u với dấu gạch ngang × 2
  • 1u với dấu chấm × 1
  • 1.25u × 8
  • 1.5u × 1
  • 1.75u × 1
  • 2u × 4
  • 2.75u × 1
  • 6.25u × 1
  • Phím Enter cỡ lớn × 1

Một số layout thay thế khác đang có trên thị trường

Nhiều chiếc bàn phím custom thậm chí đã phối hợp giữa ANSI và ISO lại với nhau thành mọt dạng layout “lai” mới mẻ.

Từ hai bố cục tiêu chuẩn của bàn phím fullsize vừa kể ở trên, có thể tùy chỉnh thay đổi tùy vào kích cỡ bạn đang muốn build. Ví dụ tenkeyless thì đơn giản là bỏ đi số lượng phím số bên góc tay phải, nghĩa là tương đương với một phần trong hàng phím alpha top, middle và bottom. Cứ thế mà trừ ra số lượng tương ứng.

Còn một layout nữa cũng khá phổ biến khu vực châu Á, nhưng dùng nhiều nhất vẫn là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là JIS. Layout này thường có hai mẫu ký tự trên cùng một phím: ký tự latinh và chữ tượng hình của mỗi quốc gia vừa kể trên. Mình hiện tại không dùng loại layout này nên cũng không có nhiều thông tin chính xác. Nên hẹn anh em một dịp khác mình bàn chi tiết hơn về JIS nhé.

Thân chào quyết thắng.

0 bình luận, đánh giá về Cùng đếm số keycap theo cỡ và theo hàng trên layout ANSI và ISO

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.13084 sec| 2467.367 kb